Kiểm định về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường định kỳ là quy định bắt buộc đối với các loại phương tiện cơ giới đường bộ. Nếu ô tô bị quá hạn đăng kiểm dù chỉ 1 ngày, người điều khiển có thể bị phạt tiền 3- 4 triệu đồng, đồng thời bị trừ 2 điểm trên GPLX (theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP). Với những quy định đó và các bạn đang chuẩn bị mang xe đi kiểm định nhưng vẫn còn phân vân rằng không biết xe của mình khi đi kiểm định có đạt hay không. Ô tô Miền Trung chia sẻ đến các bạn một số chuẩn bị và một số bộ phận bạn cần kiểm tra kỹ trước khi đi kiểm định.
Các chuyên gia kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo dưỡng, sửa chữa ô tô chỉ ra một số bộ phận, hạng mục quan trọng mà chủ xe cần chú ý kiểm tra trước khi mang ô tô của mình đi đăng kiểm đặc biệt là những xe đã sử dụng trên 10 năm như sau:
1. Kiểm tra hệ thống phanh
Phanh là bộ phận có tỷ lệ trượt kiểm định hàng đầu. Dấu hiệu cho thấy phanh xe có vấn đề là khi đạp phanh có tiếng kêu rít, không ăn, hành trình phanh dài hơn, phanh nặng, xe bị rung lắc khi phanh và nặng hơn là phanh không nhả (bó phanh),…
Khi có vấn đề về hệ thống phanh, chiếc xe sẽ bị phía đăng kiểm trả về khắc phục lại. Quan trọng hơn là khi hệ thống phanh có vấn đề sẽ gây mất an toàn cho bạn khi di chuyển trên đường. Do đó, hệ thống phanh cần được kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên và trước khi bạn đi kiểm định xe.
Xem thêm: Những dấu hiệu má phanh ô tô bị hao mòn, cần phải thay thế
Dịch vụ sửa chữa ô tô uy tín và giá tốt nhất tại Đà Nẵng
Kiểm tra hệ thống phanh xe ô tô
2. Kiểm tra lốp xe
Một trong những lỗi bị “đánh trượt” hay gặp là một hoặc nhiều lốp xe của bạn bị quá mòn, không đạt thông số về ma sát lăn khi đưa lên máy kiểm tra chuyên dụng. Nếu lốp xe đã quá mòn hoặc có dấu hiệu nứt, gãy, phồng rộp…, bạn nên thay một bộ lốp mới để đảm bảo an toàn và yên tâm khi đi đăng kiểm.
Ngoài ra, nếu các chủ xe cố tình hoặc vô ý đã thay thế những bộ lốp có thông số sai so với thông số ghi trong sổ đăng kiểm cũng sẽ bị từ chối. Lúc này, bắt buộc phải thay la-zăng và lốp xe về đúng chuẩn.
Xem thêm: Top đại lý lốp ô tô uy tín và giá tốt nhất
Kiểm tra lốp ô tô trước khi đăng kiểm xe
3. Kiểm tra hệ thống đèn, còi
Trước khi đi đăng kiểm, chủ xe có thể tự kiểm tra hệ thống đèn pha, đèn chiếu gần, đèn hậu, đèn xi-nhan, đèn phanh, đèn soi biển số,… và đảm bảo chúng vẫn hoạt động bình thường. Chỉ cần 1 trong số các bóng đèn hỏng hoặc bóng đèn lắp sai chủng loại theo hồ sơ, phía cơ sở đăng kiểm cũng sẽ đánh trượt. Ngoài ra, còi xe phải đủ âm lượng và đang hoạt động tốt.
Xem thêm: Đại lý phụ tùng ô tô giá tốt nhất tại Đà Nẵng
Kiểm tra hệ thống đèn ô tô theo quy chuẩn đăng kiểm
4. Chú ý các loại decal, phụ kiện
Nhiều chủ xe có sở thích dán decal kín xe để tạo điểm nhấn cho xe. Tuy vậy, nếu dán decal toàn bộ hoặc phần lớn diện tích xe có thể bị từ chối đăng kiểm bị cho là thay đổi màu sơn và nhận diện của xe.
Những phụ kiện như giá nóc, cản trước/sau, cánh lướt gió, mặt ca-lăng, nắp thùng sau, ốp hông xe… là những chi tiết cần kiểm tra kỹ trước khi đưa xe đi đăng kiểm. Nếu lắp những phụ kiện này làm ảnh hưởng kích thước xe, kết cấu nguyên trạng ban đầu mà không xin phép thì chủ xe sẽ bị từ chối đăng kiểm.
5. Kim phun, cảm biến khí thải
Khí thải của xe cũng là một trong những lỗi hay gặp khi đăng kiểm ô tô cũ. Nguyên nhân có thể đến từ nhiều bộ phận như kim phun nhiên liệu kém, lỗi cảm biến oxy, bộ lọc gió có vấn đề hoặc cũng có thể do các nguyên nhân khác xuất phát từ động cơ, thường đi kèm với nhiều hiện tượng khác như xe bị rung giật, tốn nhiên liệu…
Với một chiếc xe đã cũ trên 10 năm sử dụng bạn cần định kỳ đưa xe đến gara uy tín để bảo dưỡng hệ thống kim phun, họng hút và bu-gi để quá trình đốt cháy nhiên liệu được hiệu quả nhất. Đồng thời, các chi tiết như cảm biến oxy, lọc gió cần được thay thế theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất.
Xem thêm: Địa chỉ bảo dưỡng ô tô uy tín và giá tốt nhất tại Đà Nẵng
Kiểm tra khí xả có đạt tiêu chuẩn kiểm định hay không
6. Kiểm tra phạt nguội
Các chủ xe cần kiểm tra xe có bị phạt nguội hay không, nếu có thì cần hoàn thành nghĩa vụ nộp phạt trước khi mang xe đến trung tâm đăng kiểm để kiểm định xe nhằm tránh mất thời gian và có thể phải quay về lại.
Tham khảo: Cách kiểm tra phạt nguội ô tô nhanh nhất.
7. Kiểm tra hồ sơ, giấy tờ của xe khi đi đăng kiểm
Khi đi kiểm định xe ô tô cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết đúng theo yêu cầu kiểm định:
– Giấy đăng ký xe hoặc bản chính Giấy biên nhận giữ bản chính Giấy đăng ký xe (kèm theo bản sao giấy đăng ký xe) đang thế chấp của tổ chức tín dụng hoặc Bản sao giấy đăng ký xe có xác nhận của tổ chức cho thuê tài chính.
– Giấy chứng nhận kiểm định hiện tại.
– Bảo hiểm trách nhiệm dân sự còn hiệu lực.
– Thông tin về tên đăng nhập, mật khẩu truy cập và địa chỉ trang thông tin điện tử quản lý thiết bị giám sát hành trình, camera đối với xe cơ giới thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình, camera
– Vị trí số khung và số máy của xe.
Xem thêm: Thủ tục đăng kiểm xe ô tô và lệ phí theo quy định mới nhất.
8. Liên hệ để hẹn lịch
Trước khi đến đăng kiểm khoảng 1 ngày bạn nên liên hệ đến Trung tâm đăng kiểm xe mà bạn dự định mang xe đến kiểm định để hẹn thời gian, hỏi các hồ sơ cần thiết để chuẩn bị trước. Khi đó việc đăng kiểm xe bạn sẽ được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn.
Xem thêm: Danh sách các trung tâm đăng kiểm xe ô tô tại Đà Nẵng
Trên đây là những chia sẻ của Ô tô Miền Trung về những điều cần kiểm tra trước khi mang xe đi đăng kiểm theo quy định. Hy vọng bài viết đã hữu ích với các bạn, giúp các banh có sự chuẩn bị tốt nhất và giảm thiểu tối đa thời gian hoàn thành việc đăng kiểm.
Ô TÔ MIỀN TRUNG: TỔNG ĐẠI LÝ Ô TÔ GIÁ TỐT
Xem thêm:
Các điểm lắp camera phạt nguội bằng hình ảnh mới nhất tại Đà Nẵng
Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng ô tô lưu động uy tín tại Đà Nẵng
Top bảo hiểm ô tô uy tín và có phí rẻ nhất hiện nay
9 Quan điểm sai lầm về bảo dưỡng ô tô khiến bạn tốn tiền bạc và thời gian